Trần thạch cao bị nứt NGUYÊN NHÂN và CÁCH XỬ LÝ

Hiện nay, ở các công trình lớn nhỏ đều được sử dụng trần thạch cao để xây dựng. Bởi vì giá cả cũng phải chăng và chất lượng tốt, mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nếu không biết cách sử dụng, tình trạng trần thạch cao bị nứt sẽ mang lại sự bất tiện cho người dùng. Vậy nguyên nhân khiến trần thạch cao bị nứt và cách xử lý ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm chi tiết

Nguyên nhân trần thạch cao bị nứt

Vì sử dụng lâu dài nên trần thạch cao sẽ bị nứt mang đến sự bất tiện cho chủ nhà . Dưới đây chính là một số nguyên nhân dẫn đến trần thạch cao bị nứt:

Do cách xử lý trần thạch cao bị nứt ở vị trí tiếp giáp

Thông thường, chúng ta thấy trần thạch cao bị nứt sẽ muốn xử lý một cách tốt nhất, nhưng việc áp dụng sai cách sẽ không giải quyết một cách triệt để, mà còn xảy ra lại là một lẽ đương nhiên.

Trần thạch cao bị nứt do quy trình thi công và tính chất vật liệu

Do quá trình thi công lỏng lẻo, thiếu chắc chắn hay sử dụng nguyên liệu rẻ tiền chính là nguyên nhân khiến trần thạch cao bị nứt. Hoặc có thể người thi công không tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì việc gây hư hại vật liệu nhất định xảy ra. Vì thế, muốn đảm bảo mối nối lâu bền nhất đó là phải tuân theo hướng dẫn sử dụng.

Nứt trần do chất liệu tấm và bột xử lý không tương đồng

Không những chất liệu quan trọng mà việc chọn lựa loại bột sai cũng sẽ khiến cho bề mặt không có sự đồng nhất. Đặc biệt, khi các loại bột không phù hợp với tấm thạch cao thì hiệu quả sẽ không như mong đợi. Hay cũng có nhiều thợ kém tay nghề còn dùng bột bả để thay thế cho bột trét. Vì điều này đã khiến cho vị trí, cấu tạo của trần thạch cao bị thay đổi. Qua đó sẽ khiến cho sức chống chịu bị giảm và khả năng nứt và sập rất cao.

Thiếu chuyên nghiệp trong xử lý mối nối

Ở một người thợ thi công cần có chính là sự chuyên nghiệp và nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc trần thạch cao có bị nứt hay không. Chỉ cần bắt vít không đúng vào khung xương, thiếu quy trình hoặc không có kinh nghiệm thì trần có thể xảy ra bất cứ vấn đề nào. Vì thế, khi chủ nhà muốn tìm đơn vị thi công thì nên tìm hiểu về tay nghề và sự uy tín của họ để có thể hoàn thành tốt đẹp nhất.

Nứt trần do đóng khung xương không đúng quy trình và sai kỹ thuật

Hầu hết các đội thi công làm ở đây đều là những người chưa được đào tạo qua một cách bài bản và nâng cao. Do đó, việc đóng khung xương sai kỹ thuật là điều rất dễ xảy ra. Thậm chí, nhiều đội thợ còn làm việc không có chữ tín khiến công trình có nhiều lỗi. Như là nối rộng khung xương và mua vật liệu giá rẻ nhằm ăn bớt vật tư sẽ khiến trần bị võng, nứt, thậm chí sập. Thậm chí, nhiều người muốn thu nhỏ khung xương nhưng không theo tỷ lệ đúng sẽ khiến trần cong vênh, nứt vỡ.

Trần thạch cao nứt do các yếu tố ngoại cảnh

Yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của trần thạch cao nhất đó chính là yếu tố ngoại cảnh,thời tiết. Có nhiều trường hợp trần bị gió hoặc bão thổi quá mạnh dẫn đến tốc ngược lên do không chịu đóng cửa. Bên cạnh với gió và bão thì sự tác động của độ ẩm không khí hoặc mưa gió, rò rỉ nước cũng khiến tấm thạch cao bị nứt và sập bất cứ lúc nào.

Thay đổi của nhiệt độ khi tăng cao

Khi đóng trần thạch cao ở các đơn vị thi công làm việc thiếu kinh nghiệm mà không gợi ,nhắc cho chủ nhà cách để chống dột, chống nóng. Sẽ làm cho nhiệt độ tấm thạch bị nóng lên trong khi nhiệt độ trong nhà lại mát sẽ khiến cho các vật liệu ốc vít bị hư hại nặng và tấm trần bị cong vênh , nguy hiểm nhất là khả năng sập rất cao.

Cách khắc phục trần thạch cao bị nứt

Bước 1: Trộn hai hỗn hợp bột xử lý mối nối với nước sạch theo tỉ lệ 2:1. Tiếp đó khuấy hỗn hợp đều tay để không bị vón cục

Bước 2: Sau đó, quét bột lên các khe nối bị nứt. Lớp đầu tiên phủ bề ngang cỡ 10cm, phải phủ qua khe nối tấm.

Bước 3: Dùng băng giấy dán vào khe nối đã phủ bột, phủ đều bằng giấy qua 2 bên khe nối, dùng dao miết cho giấy dính vào lớp bột nền, để chờ khoảng 2 giờ cho lớp bột đông kết.

Bước 4: Đợi cho lớp bột đông cứng thì dùng bẫy phủ lên lớp băng giấy một lớp bột thứ 2, bề ngang sẽ phải rộng hơn lớp bột thứ nhất tầm 5cm. Tiếp đó chờ tầm 2 giờ cho lớp bột này khô lại
Bước 5: Tiếp tục phủ lớp bột thứ 3 sau khi lớp bột 2 đã đông cứng.Thì bề ngang khoảng 30cm và phải cẩn thận là phủ đều tại vị trí khe nối tấm.

Bước 6: Tại các vị trí đầu vít liên kết cũng phủ 3 lớp bột quét giống với xử lý khe mối nối như các bước trên đã hướng dẫn.

Bước 7: Bước cuối cùng, sử dụng giấy nhám xả nhẹ sau mỗi lớp bột nhằm tạo bề mặt phẳng cho trần.

Tổng Kết

Tất cả bước trên đây đều là cách khắc phục xử lý trần thạch cao bị nứt của những thợ thi công đã hướng dẫn. Qua các thông tin trên cho ta thấy và biết được nhiều hơn về trần thạch cao được sản xuất và sử dụng sao cho hợp lý nhất. Để bảo vệ trần thạch cao về lâu dài, bạn có thể sử dụng băng keo lưới.

Bởi vì, độ bám dính tốt trên bề mặt thạch cao, có khả năng chịu ẩm và mài mòn tốt, mang tính thẩm mỹ lâu dài trong công trình, không bị bong tróc khi ở nhiệt độ ngoài trời cao, và ai cũng có thể dễ dàng sử dụng.